NHỮNG NÉT ĐẸP TRONG VĂN HOÁ TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC Ở SAPA
Tết cổ truyền luôn là dịp lễ quan trọng nhất năm với các nước Châu Á. Tại Việt Nam ngoài ý nghĩa đón mừng năm mới, thờ cúng tưởng nhớ gia tiên, Tết với người dân tộc ở Sapa còn là dịp để tổ chức các sinh hoạt văn hoá dân gian cùng những nét đẹp văn hóa phong phú. Là nơi ở của nhiều dân tộc thiểu số, sự phát triển du lịch Sapa cũng có những đóng góp không nhỏ từ nét đẹp trong văn hoá Tết cổ truyền những dân tộc này.
Dân tộc Nùng Dín
Khác với truyền thống dưới xuôi, Tết là lúc những người phụ nữ trong gia đình phải trổ hết tài nghệ. Đối với người Nùng Dín, nữ giới được phép nghỉ ngơi hoàn toàn trong những ngày tết. Mọi việc trong gia đình từ cơm nước, chăm sóc gia súc, rửa dọn cho đến cúng bái tổ tiên đều do cánh mày râu đảm nhiệm.
Người H’Mông ở Bản Phố (Bắc Hà)
Theo quan niệm của người H’Mông bếp lò là nơi tượng trưng cho sự ấm no của cả đại gia đình. Chính vì vậy họ tin rằng nếu bếp lò bị ướt thì sẽ đem điều xui xẻo đến cho gia đình, mùa màng thất bát, gia súc gia cầm ốm bệnh. Vào đêm 30 Tết, người dân đều rải lá chuối che chắn để bếp lò khỏi bị ướt. Sáng mùng 1 việc mời nhau dậy là điều kiêng kỵ để tránh bệnh tật ốm đau. Suốt các đêm từ 1 đến mùng 3 Tết, các thầy Cúng làng hay tổ chức “ Lễ nhảy đồng” cho thanh niên nam nữ. Đặc biệt vào đêm thứ 3, 1 ống giấy bản được cuộn chặt sẽ được châm lửa đốt, thổi xung quanh người nhảy cầu, với hi vọng mọi điềm gở, điều xấu sẽ biến mất. Đây là phong tục gửi gắm lời cầu chúc, thế hệ sau sẽ thuôn buồm xuôi gió trong chăn nuôi trồng trọt, dựng nhà gả vợ/gả chồng.
Người Hà Nhì ở Y Tý
Nếu người Hà Nội có lệ đi hái lộc đầu năm, thì người Hà Nhì lại có tục nhổ tỏi nhà hàng xóm để mang lộc về nhà. Sáng mùng 1 Tết họ sẽ không hề ra khỏi nhà và sang chơi thăm hỏi người khác. Vì người Hà Nhì tin rằng nếu có người vào nhà trong ngày này sẽ mang điều tai họa điều xấu theo. Nếu có dịp đến chơi bản làng của người Hà Nhì dịp này, thì bạn đừng bất ngờ vì phong tục không đón khách ngày mùng một Tết này nhé
Dân tộc Dao
Dân tộc Dao ở Sapa chia thành nhiều khu vực khác nhau. Mỗi nơi lại có những phong tục rất riêng trong dịp Tết cổ truyền. Người Dao Tuyển ở Làng My, Xuân Quang, khởi đầu một năm mới rất thanh tịnh bằng những bữa ăn chay. Mâm cỗ được chuẩn bị công phu từ các loại rau xanh, bánh, trái cây và rượu thơm tự nấu.
Người Dao Họ ở Khe Mụ, Sơn Hà lại chỉ tổ chức ăn mừng vào chiều 30 tháng Chạp. Những ngày còn lại, người dân dành hết thời gian để vui chơi, tổ chức các trò chơi dân gian , thăm hỏi người thân quen và chúc mừng năm mới. Không hề tổ chức ăn uống tiệc rượu quá tưng bừng, Người Dao đỏ ở Dần Thàng, Dền Sáng đã chuẩn bị dao, cuốc, búa đi lên rừng, nương rẫy” khai xuân” ngay từ mùng một Tết. Khai rẫy xong, họ sẽ mang về 1 hòn đá để cạnh dưới bàn thờ gia tiên trong nhà, với ý nghĩa tượng trưng cho của cải sẽ được mang về nhà.
Người La Chí
Là một dân tộc thiểu số ít được điểm mặt nhớ tên, người La chí có những nét văn hoá vô cùng độc đáo mỗi khi Tết về. Vào chiều 30 Tết, đồng bào La Chí sẽ hái 12 lá rau cải tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Lá cải sẽ được đem đi luộc và chấm ăn với quan niệm năm sau sẽ thuận lợi hơn năm nay. Ngày mùng 1 hộ sẽ không hái ray xanh đồng thời không ăn rau nữa mà chỉ ăn thịt heo và các món khác.
Với những phong tục trong ngày Tết độc đáo như vậy, Sapa chắc chắn sẽ là điểm du lịch thú vị vào mùa Tết cổ truyền. Hãy liên hệ HOTLINE hoặc INBOX Fanpage KK Sapa Hotel để đặt phòng tránh mùa cao điểm nha!
Ảnh: sưu tầm
-----------------------------------------
KK Sapa Hotel - Vẹn tín vững tầm
A: 028A Mường Hoa, Thị Xã Sapa, Huyện Sapa, Tỉnh Lào Cai
W: https://kksapahotel.com
T: 091 288 70 81
E: info@kksapahotel.com